KẺ “ĂN” KHÔNG HẾT, NGƯỜI “LẦN” CHẲNG RA
Với mong muốn tạo ra các thành phố vệ tinh (sống và làm việc tại các thành phố vệ tinh này) nhưng bước đầu có thể mới tạo ra các khu dân cư mới, tiện nghi, rộng rãi hơn… nhưng nơi làm thì vẫn như cũ. Tương tự có một số thành phố nhỏ, người dân lại sống chủ yếu ở trung tâm thành phố, sau này hình thành các khu công nghiệp xung quanh thành phố, tập quán đi lại như hình ảnh trên, buổi sáng từ thành phố ra ngoài thì bị “kẹt” và buổi chiều thì ngược lại, nhưng lại chưa có khả năng mở rộng, nâng cấp đường…
Ví dụ như hình ảnh trên: mỗi bên có 4 làn xe, nếu như bỏ phân cách cứng ở giữa (có xấu đi chút ít, nhưng trước mắt là đỡ tiền tỉa, chăm cây, sau này khi ngân sách dư, hạ tầng giao thông tốt hơn, việc làm sẽ được phân bổ đều giữa các vùng… thì có thể khôi phục lại), liên kết cả 8 làn xe lại với nhau và qui định theo giờ, tại thời điểm cao điểm, hướng có phương tiện xe lưu thông nhiều được chạy trên 5 hay 6 làn xe, hướng ngược lại chỉ được phép trên 3 hay 2 làn xe. Trong trường hợp này hướng nhiều làn xe được phép chạy có thể qui định làn dành riêng cho xe ô tô…
Nếu áp dụng (để chữa cháy) thì phải thay đổi một số điều liên quan đến luật giao thông, phải đầu tư biển báo điện tử để có thể điều khiển theo thời gian…
Sẽ có ý kiến: đường trên là đường cao tốc, không có phân cách cứng sẽ tăng tai nạn giao thông nhưng qua hình ảnh thì đường trên chỉ là ½ cao tốc. Thậm chí nếu đầu tư các biển báo trong số 8 làn xe, chỉ sử dụng 7 làn, có một làn cả 2 phía đều là đường 1 chiều (cấm đi) thì việc thông xe cũng có thể tốt hơn trường hợp trong ảnh. Đôi khi “tối kiến” lại được việc trong một hoàn cảnh, một thời điềm nào đó. Kính mời đọc giả bình luận.
Cscvn.vn