Cập nhật: 22/09/2016
Hiện nay vấn nạn lục bình gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống hàng ngày như: gây ùn tắc kênh rạch, khó thoát nước khi có mưa lớn, các phương tiện đường thủy đi lại bị cản trở, có khi làm gãy chân vịt…
Để xử lý, thường các địa phương chi tiền ngân sách hoặc huy động các tình nguyện viên làm việc công ích để vớt.
Có những nơi người dân sử dụng lục bình để làm phân, sản xuất khí đốt theo phương pháp biogas,… nhưng không có sự hỗ trợ về công nghệ sản xuất trong lúc phải tự khai thác bèo tây nên chi phí cao, không cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại nên không khuyến khích được người dân đầu tư.
Các đề xuất:
Xây dựng qui trình xử lý lục bình:
I. CHẾ BIẾN PHÂN SINH HỌC
Vị trí khai thác thường xa với nơi chế biến (từ công đoạn 5 trở đi), vì vậy các thiết bị từ các công đoạn 1 đến công đoạn 4 là các thiết bị di động đặt tại nơi khai thác, đặc biệt là các thiết bị từ công đoạn 2 đến 4 có thể đặt trên bờ, hoặc trên xà lan riêng hoặc cùng với thiết bị của công đoạn 1. Khi hết khai thác thì các thiết bị này được đưa về kho… Mục đích phải đưa các thiết bị này đến hiện trường là để giảm chi phí vận chuyển.
II. CHẾ BIẾN KHÍ ĐỐT THEO PHƯƠNG PHÁP BIOGAS
Tương tự như trên, các thiết bị từ các công đoạn 1 đến công đoạn 3 là các thiết bị di động đặt tại nơi khai thác, và các thiết bị từ công đoạn 2 đến 3 có thể đặt trên bờ, hoặc trên xà lan riêng hoặc cùng với thiết bị của công đoạn 1. Mục đích đưa các thiết bị đến hiện trường ở qui trình này cũng để giảm chi phí vận chuyển như qui trình trên.
Công đoạn 1: hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu thiết bị khai thác (thu gom) lục bình đã được đưa vào ứng dụng phù hợp với từng địa hình khác nhau.
Công đoạn 2: khi mới khai thác, lục bình chứa nhiều nước đặc biệt là từ bộ rể (bản thân lục bình chứa trên 90% là nước), và rất xốp tại phần thân, cần phải giảm bớt lượng nước phù hợp (đối với trường hợp sử dụng lục bình làm phân) để trộn với chế phẩm sinh học. Hoặc giảm lượng nước càng nhiều càng tốt (trường hợp sử dụng sản xuất khí đốt bằng phương pháp biogas. Có thể sử dụng máy ép từng mẻ theo công đoạn nén 2.2 hoặc máy ép trục liên tục theo công đoạn 2.1.1 và 2.1.2, sở dĩ nên sử dụng ép 2 giai đoạn để khống chế quá trình ép được đều và đặc biệt là muốn khống chế độ ẩm theo ý muốn trong trường hợp sử dụng lục bình làm phân. Quá trình ép còn giúp giảm độ xốp của lục bình.
Công đoạn 3: với trường hợp sử dụng lục bình làm phân, công đoạn 3 được tiến hành trộn chế phẩm sinh học đều trong lục bình đã qua công đoạn 2 bằng các loại máy trộn hiện có. Nếu sử dụng để sản xuất khí đốt thì bỏ qua công đoạn này.
Công đoạn 4: để giảm chi phí vận chuyển đến địa điểm làm phân hoặc sản xuất khí đốt, lục bình được đóng thành khối hộp lập phương hoặc từng cuộn tròn (tương tự như các nước sau khi thu hoạch lúa mì, thân cấy được đóng thành khối hoặc từng cuộn dự trữ làm thức ăn mùa đông cho gia súc).
Công đoạn 5: lục bình được vận đến các cơ sở sản xuất phân hoặc sản xuất khí đốt.
Triển khai thực hiện:
- Từ trước đến nay, đã có các cá nhân, tổ chức chế biến lục bình để làm phân, hay sản xuất khí đốt bằng phương pháp biogas. Với nhiều lý do khác nhau như: thiếu vốn, không có hổ trợ về công nghệ, ưu đãi về thuế, phải tự khai thác nguyên liệu… nên so sánh với các sản phẩm cùng loại không có giá cạnh tranh nên hầu như không thể phát triển. Trong lúc nhà nước hàng năm phải chi hàng trăm tỷ đồng để trục vớt lục bình.
- Nếu nhà nước hỗ trợ nghiên cứu qui trình xử lý (như đã giả dụ đề cập ở trên), chuyển giao cho các doanh nghiệp, cá nhân để triển khai sản xuất. Họ sẽ có trách nhiệm hoàn thiện hơn khi đưa vào áp dụng thực tế, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất. Đối với các doanh nghiệp “startup” này bước đầu cần có thêm những hổ trợ về vốn, thuế thu nhập doanh nghiệp… và cung cấp nguyên liệu (lục bình) cho họ. Khi họ có thị trường, kinh doanh ổn định, có lãi sẽ có các doanh nghiệp khác tự bỏ vốn ra đầu tư. Từng bước, tùy theo lợi nhuận nhà nước có thể bán lục bình với giá hợp lý để dần dần giảm chi tiền từ ngân sách hoặc khoán cho họ trục vớt lục bình nhà nước chỉ bù một phần tiền từ ngân sách (tương tự như việc đấu thầu vận chuyển của các tuyến xe buýt hiện nay tại các thành phố).
- Điểm khác biệt với xe buýt: lượng khách các tuyến sẽ tăng dần qua thời gian, sự hỗ trợ của nhà nước sẽ giảm dần, ở đây giai đoạn đầu có thể nhà nước phải hổ trợ nhiều trong việc khai thác lục bình, sau một thời gian hoàn thiện công nghệ, nhà đầu tư có lãi, nhiều nhà đầu tư nên việc bù chi phí khai thác sẽ giảm. Nhưng với việc khai thác thường xuyên, lục bình không phát triển kịp, công việc kinh doanh sẽ khó. Để đảm bảo cho các doanh nghiệp tồn tại nhà nước sẽ phải tăng chi từ ngân sách để bù lỗ (đây là ý kiến dự đoán).
Cscvn.vn