Giải pháp giảm ùn tắc giao thông ở Việt Nam

Cập nhật: 26/02/2017

TÓM TẮT

Sau khi nghiên cứu nhiều giải pháp giảm ùn tắc giao thông đã được đề cập trong và ngoài nước, so sánh với thực tế tại Việt Nam chúng tôi nhận thấy vấn đề cấp bách và cần triển khai hiện nay là hạn chế phương tiện cá nhân (ô tô con, xe máy) tham gia giao thông, song song với quá trình giảm phương tiện cá nhân, từng bước  tăng cường năng lực các phương tiện giao thông công cộng (tăng số lượng, tăng tiện nghi, tiện lợi trong di chuyển), thực hiện các giải pháp đã được đề cập từ trước nhưng chưa có đủ điều kiện để triển khai.

Phần A: Các giải pháp được đề xuất.

 Giải pháp 1: Triển khai hệ thống “taxi nội vùng”.

Taxi nội vùng được đề xuất là loại xe 5 và 7 chổ (ghế), với cùng số chổ, kích thước taxi nội vùng có thể nhỏ hơn taxi truyền thống. Taxi truyền thống hiện nay sau khi nhận khách sẽ không đón khách thêm trong quá trình chạy đến khi kết thúc hành trình. Taxi nội vùng cho phép nhận thêm khách và trả khách suốt trong hành trình, chỉ được phép hoạt động trong vùng giới hạn để đảm bảo năng lực trung chuyển khách từ các bến, trạm xe buýt, tàu điện ngầm,... đến các nơi cần đến với cự ly ngắn, giá cả hợp lý. Hoạt động của taxi nội vùng hoạt động trong các tuyến đường mà xe buyt không thể tiếp cận, khác với xe buyt khách lên và xuống theo bến cố định thì taxi nội vùng cho phép đón và trả khách bất cứ điểm nào trên tuyến mà cho phép xe dừng, đổ. 

Giải pháp được triển khai nhờ ứng dụng các công nghệ mới có sự quản lý của nhà nước

Giải pháp thứ 2: Tạo điều kiện thuận lợi, yên tâm đối với hành khách sử dụng xe buýt công cộng.

Hiện nay tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng tại Hà nội khoảng 10%, thành phố Hồ chí Minh có thể còn thấp hơn, chủ yếu là người dân sống thời gian dài, quen thuộc với đường đi lối lại. Đối với khách vãng lai đến thành phố công tác, du lịch, thăm người nhà, đi chữa bệnh… họ không có mối liên kết khoảng cách giữa các điểm cần đến và các tuyến, bến xe buyt (sau này là bến tàu điện ngầm, đường sắt trên cao). Họ thường sử dụng taxi và phần lớn là xe ôm để đi lại. Giải pháp đưa ra nhằm tạo điều kiện cho họ dùng điện thoại di động để tra cứu và chọn các tuyến và trạm lên, xuống của phương tiện giao thông công cộng gần với vị trí mình cần đến. Đây là tầng lớp dễ chuyển đổi sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng so với những người đang sử dụng ô tô hoặc xe máy để đi lại. Hy vọng giải pháp nếu được áp dụng có thể trong thời gian ngắn có thể nâng số người sử dụng phương tiện giao thông công cộng đối với Hà Nội lên 12-14% (giả sử tầng lớp khách vãng lai này đang chiếm khoảng 5-7% trên tổng dân số thành phố).

Giải pháp thứ 3:Gián tiếp giảm phương tiện cá nhân lưu thông trên đường bằng cách “vận động” các phương tiện xe con hoạt động đưa đón khách.

Trong số những người sử dụng xe ô tô con, phần lớn là những người có thu nhập trung bình và khá (người giàu chiếm tỷ lệ thấp). Khi giá nhiên liệu tăng, triển khai áp dụng giải pháp thứ 6 (được nêu tại phần dưới): thu phí đường, phí đỗ xe, phí ùn tắc giao thông,… được áp dụng làm tăng chi tiêu hàng tháng đến mức buộc họ phải cân nhắc giữa tính riêng tư, độc lập khi một mình sử dụng xe hay cần phải chia sẻ sử dụng xe với người khác. Một số nước phương Tây đã xây dựng phần mềm để mọi người cùng chia sẻ xe nhưng Văn hóa Việt nam khác, nên khó có thể áp dụng theo. Giải pháp đưa ra trong đó có ứng dụng công nghệ vân tay nhận dạng, quét mống mắt, quét khuôn mặt,… thanh toán qua mạng, các chính sách khuyến khích giảm các loại phí của nhà nước nếu phương tiện được chia sẻ với nhiều người,… sẽ kích thích nhiều người “tự nguyện” chia sẻ sử dụng ô tô con, góp phần giảm lượng phương tiện giao thông trên đường.

Giải pháp thứ 4: Thay đổi cách quản lý của nhà nước đối với hoạt động vận tải taxi.

Một trong những yếu tố chính quyết định đến giá cước taxi là giá nhiên liệu, giá nhiêu liệu biến đổi thường xuyên và bất thường theo giá thị trường thế giới, nhưng mỗi lần thay đổi giá cước các cơ quan nhà nước cùng với doanh nghiệp phải thay đổi niêm phong trực tiếp trên phương tiện giao thông, gây tốn kém cho cả doanh nghiệp và xã hội. Việc trang bị đồng bộ các thiết bị quản lý trên xe, áp dụng công nghệ để cả doanh nghiệp và cơ quan nhà nước có thể thông qua internet thay đổi giá cước sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh taxi gần với cơ chế thị trường hơn. Mặt khác thông qua việc đầu tư phần cứng đồng bộ trên xe, nhà nước sẽ có các phương quản lý hữu hiệu khi áp dụng các giải pháp giảm ùn tắc giao thông.

Giải pháp thứ 5: Hạn chế phương tiện xe máy.

Đối với người dân lao động, hiện nay xe máy là phương tiện chính để đi lại, không thể cấm, chỉ có thể tìm cách hạn chế. Đối với ô tô có thể hạn chế đi lại bằng biển số chẵn, lẻ theo ngày, nhưng với xe máy có số lượng quá nhiều nên không thể áp dụng, hơn nữa nếu có áp dụng thì không thể có ngay phương tiện giao thông công cộng để đáp ứng gần 50% số dân đang sử dụng xe máy hàng ngày. Trình độ hiểu biết của người dân có hạn, có thể xảy ra tiêu cực như làm biển số giả khi áp dụng xe chạy ngày chẵn, ngày lẻ, điều đó sẽ làm cho việc xử lý vi phạm, tai nạn giao thông, trộm cắp thêm phức tạp.

Giải pháp đưa ra để từng bước hạn chế sử dụng phương tiện xe máy bằng cách: xóa bỏ dần những “tiện lợi” khi sử dụng xe máy. Song song với việc nâng cao năng lực, tiện lợi của phương tiện giao thông công cộng, gián tiếp thông qua việc trông giữ xe để thu các loại phí và mức thu tăng dần theo thời gian để buộc người dân từng bước từ bỏ phương tiện xe máy sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Tăng thu cho ngân sách để tái đầu tư cho quản lý, phát triển hạ tầng giao thông.

Giải pháp thứ 6: Triển khai thu phí ùn tắc xe ô tô, phí đổ xe tự động.

Hạn chế xe ô tô con ra đường bằng cách sử dụng các công nghệ định vị GPS hiện có và sẽ có trong một vài năm tới (độ chính xác cao) để thu phí ùn tắc giao thông, phí đỗ xe trên đường một cách tự động. Các vùng cần hạn chế đặc biệt thì có mức thu phí cao và ngược lại, tại thời điểm cao điểm mức thu phí sẽ cao hơn giờ thấp điểm,... xe ô tô đậu trong lòng đường sẽ phải trả phí đỗ xe, cũng 1 vị trí đổ xe nhưng vào thời điểm cao điểm sẽ có mức phí cao hơn,… Với giải pháp này buộc người sử dụng xe ô tô con phải cân nhắc mức độ cần thiết phải sử dụng xe riêng hay sử dụng phương tiện khác, góp phần giảm ùn tắc giao thông, ngân sách có thêm tiền để hổ trợ các giải pháp tăng cường năng lực giao thông công cộng.  

(Phần mở rộng của các giải pháp trên: Xin tham khảo tại đây)

Phần B: Tác dụng và tương tác lẫn nhau của các giải pháp: (Xin xem tại đây).

Phần C: Đánh giá tác động kinh tế, xã hội, các phản ứng ban đầu, trong quá trình triển khai của người dân,... khi triển khai các giải pháp (đang triển khai).

Phần D: Đánh giá các công nghệ hiện có và sẽ có để áp dụng các giải pháp. Hình dung, lường trước cách đối phó của người dân để đưa ra một số phương án quản lý phù hợp (đang triển khai).

Phần E: Triển khai chi tiết từng giải pháp (do việc triển khai các giải pháp cần nguồn lực, chúng tôi chỉ có thể phối hợp từng phần nhỏ khi có yêu cầu).

Phần F: Trích dẫn một số bài báo liên quan đến giao thông và ý kiến của độc giả:

Dưới đây chúng tôi có trích dẫn một số bài viết từ các trang báo (Có kèm theo đường dẫn) và một số bình luận của độc giả đính kèm (chữ in nghiêng, đậm, có gạch dưới, nền vàng). Có thể đây là ý kiến nhận xét chưa được đúng, có thể không phù hợp với ý định tác giả của bài báo đã viết. Nếu điều này xảy ra, chúng tôi thành thật xin lỗi và mong nhận được thông tin để chúng tôi sửa chữa hoặc gỡ bỏ.

Với mong muốn có được các giải pháp chống ùn tắc giao thông, kính mong quí vị Độc giả góp ý, giúp chúng tôi bổ sung tiếp tục hoàn chỉnh.

- Bài Số 01 - 12 : (Xem tại đây).

Bài Số 13 - 24(Xem tại đây).

Bài Số 25 - 39(Xem tại đây).

Bài Số 40 - 61(Xem tại đây).

Bài Số 62 - 74(Xem tại đây).

Cscvn.vn